Trang mua sắm dành cho các tín đồ Hàn Quốc!!!
Hotline: 1900 638 078 | CSKH: 06:00 ~ 21:00
0
Giỏ hàng

Giỏ hàng trống

Chưa có mặt hàng nào trong giỏ hàng
|
Kem chống nắng có mấy loại? Phân loại sản phẩm chống nắng hiện nay
Tram Bao

Kem chống nắng không chỉ cần thiết khi tiếp xúc với ánh mặt trời mà cả những ngày âm u hay khi làm việc trong nhà, để đảm bảo sự bảo vệ toàn diện cho làn da. Chính vì vậy, sử dụng kem chống nắng  đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ chăm sóc da hàng ngày của mọi người. Thế nhưng kem chống nắng có mấy loại? Nên dùng loại kem chống nắng nào? Gomi sẽ giúp bạn khám phá và hiểu rõ hơn về những loại kem chống nắng khác nhau. Từ đó, bạn sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn sản phẩm phù hợp với da của mình.

 

1. Kem chống nắng có mấy loại? Phân loại dựa trên thành phần

Trên thị trường mỹ phẩm hiện nay có đa dạng các loại kem chống nắng khác nhau khiến chị em chúng ta đau đầu trong việc chọn loại kem chống nắng phù hợp cho làn da của mình. Để trả lời cho câu hỏi kem chống nắng có mấy loại, chúng ta cần phân loại dựa trên những đặc tính, kết cấu khác nhau.


Dựa trên thành phần chính cấu tạo nên màng lọc chống nắng và cơ chế hoạt động mà kem chống nắng được chia thành loại chính: 

1.1. Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý hoạt động bằng cách hình thành một lớp màng nhằm ngăn chặn và phản xạ tia UV bảo vệ da khỏi các tác động của tia UVA và UVB. Thành phần chính của kem chống nắng vật lý là titanium dioxide, zinc oxide, sắt oxide, magie silicat.


  • Ưu điểm: Phát huy tác dụng chống nắng ngay sau khi thoa lên da. Kem chống nắng vật lý lành tính và ít gây kích ứng cho làn da, thường được các bác sĩ da liễu chuyên dùng cho các làn da mụn và nhạy cảm, có độ bền vững cao, có thể bảo vệ làn da trong thời gian dài. 
  • Nhược điểm: Kem chống nắng vật lý thường có kết cấu hơi dày, để lại lớp màng khá trắng trên da, không phù hợp với những cô nàng có làn da ngăm, tối màu. 

1.2. Kem chống nắng hóa học

Khác với kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học hoạt động dựa trên cơ chế hấp thụ và thẩm thấu các tia UV, từ đó chuyển hóa chúng thành ánh sáng hoặc nhiệt có bước sóng vô hại tới làn da. Kem chống nắng hóa học thường chứa các thành phần như Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone, Homosalate, Octisalate, Octinoxate, Octocrylene…


  • Ưu điểm: Kem chống nắng hóa học thấm nhanh, hạn chế tình trạng bóng nhờn, không gây màng trắng trên da do đó phù hợp để sử dụng trước makeup
  • Nhược điểm: Bạn phải đợi từ 15-20 phút sau khi thoa kem chống nắng để kem phát huy tác dụng. Kem chống nắng hóa học kém bền vững hơn kem chống nắng vật lý nên phải thường xuyên thoa lại. Và kem chống nắng hóa học không phù hợp cho những làn da quá nhạy cảm vì dễ gây kích ứng cho làn da. 
2. Phân loại kem chống nắng dựa trên kết cấu sản phẩm

Kem chống nắng cũng có thể được phân loại dựa trên kết cấu sản phẩm. Dưới đây là một số loại kem chống nắng phổ biến:

2.1 Kem chống nắng dạng kem 

Kem chống nắng dạng kem khá phổ biến trên thị trường hiện nay với các ưu điểm như dễ dàng mang theo đi du lịch, phù hợp với nhiều loại da khác nhau. Tuy nhiên một vài sản phẩm có kết cấu khá dày và nặng mặt, dễ gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn. 

2.2. Kem chống nắng dạng gel

Kem chống nắng dạng gel có kết cấu mỏng nhẹ, khả thẩm thấu nhanh. Tuy nhiên kem chống nắng dạng gel chứa khá nhiều cồn để tăng khả năng thẩm thấu nên dễ gây kích ứng cho những làn da nhạy cảm.

 

2.3 Kem chống nắng dạng lotion 

Kem chống nắng dạng lotion có kết cấu mỏng nhẹ, khả năng thẩm thấu nhanh, phù hợp với nhiều loại da khác nhau. Kem chống nắng dạng lotion thường có độ nhờn ít hơn và dễ dàng thẩm thấu vào da. Chúng thường cung cấp độ ẩm cho da và thích hợp cho cả mặt và cơ thể.

2.4 Kem chống nắng dạng sáp

Kem chống nắng dạng sáp là người bạn đồng hành với chúng ta trong mỗi chuyến đi xa. Sản phẩm có thể sử dụng bất cứ lúc nào, và vô cùng tiết kiệm thời gian. Một lưu ý nhỏ là các nàng có làn da mụn thì nên hạn chế sử dụng kem chống nắng dạng sáp nhé. 

2.5 Kem chống nắng dạng bột

Thiết kế mỏng nhẹ, tiện dụng và dễ dàng mang theo là các ưu điểm của kem chống nắng dạng bột. Tuy nhiên kết cấu dạng bột khiến kem chống nắng khá nhanh trôi và khó để định lượng và bôi đủ kem chống nắng cho da. 

2.6 Kem chống nắng dạng xịt

Kem chống nắng dạng xịt khá là nhỏ gọn và có thể sử dụng bất cứ lúc nào cho nhiều vùng da khác nhau. Tuy nhiên kem chống nắng dạng xịt thường chứa khá nhiều cồn, nên các nàng da mụn nên lưu ý nhé. 

 

3. Hướng dẫn cách chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da

Việc chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả bảo vệ và chăm sóc da tốt nhất. Dưới đây là hướng dẫn cách chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da:

  • Đối với da dầu: Nếu bạn có da dầu, hãy tìm kiếm kem chống nắng dạng gel hoặc lotion nhẹ, không gây nhờn và không gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Chọn sản phẩm có chứa các thành phần như acid salicylic hoặc niacinamide để kiểm soát dầu và làm dịu da.
  • Đối với da khô: Bạn có thể tìm kiếm kem chống nắng dạng kem đặc hoặc lotion giàu độ ẩm. Chọn sản phẩm chứa các thành phần như glycerin, acid hyaluronic, hoặc dầu tự nhiên để cung cấp độ ẩm và bảo vệ da khỏi mất nước.
  • Với làn da nhạy cảm: Nếu da bạn nhạy cảm, hãy tránh các sản phẩm chứa hương liệu, cồn và các chất gây kích ứng khác. Chọn kem chống nắng vật lý (khoáng chất) với thành phần như oxit kẽm hoặc oxit titani, vì chúng ít gây kích ứng hơn so với kem chống nắng hóa học.
  • Da hỗn hợp: Bạn có thể chọn kem chống nắng dạng lotion hoặc gel nhẹ, có khả năng cân bằng độ ẩm và kiểm soát dầu nhờn. Sản phẩm có chứa các thành phần như niacinamide và chiết xuất từ cây lô hội có thể giúp cân bằng da.
  • Da mụn: Nếu bạn có da mụn, hãy tìm kiếm kem chống nắng không gây tắc nghẽn lỗ chân lông và không chứa dầu. Chọn sản phẩm có thành phần như acid salicylic hoặc tea tree oil để giúp kiểm soát dầu và hỗ trợ trong việc làm dịu da mụn.

Ngoài ra, luôn lưu ý chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) phù hợp với nhu cầu của bạn và nhớ test thử trên da tay để kiểm tra phản ứng của da trước khi sử dụng sản phẩm mới nhé! Hy vọng với những thông tin trên giúp bạn trả lời câu hỏi kem chống nắng có mấy loại và tìm cho mình sản phẩm phù hợp. 

top-arrow